KHÁM PHÁ CÁC GIỐNG VẢI Ở VIỆT NAM
Hẳn là mùa hè không thể thiếu hương vị của những trái vải ngọt lịm, đậm đà đúng không nào? Vải là loại trái cây rất gần gũi và thân quen với người dân Việt Nam, lại chinh phục thành công một số thị trường quốc tế nổi tiếng khắt khe như Singapore, Nhật, Mỹ… Trái vải hồng nhìn như những viên ngọc lung linh thực ra lại có nhiều giống với hương vị khác nhau. Hãy cùng Hong Ngoc Ha Travel khám phá các giống vải đang có ở Việt Nam nhé!
Vải được phân loại thành từng nhóm dựa vào hương vị, ngoài ra còn có các giống vải lai tự nhiên khác.
NHÓM VẢI CHUA (HAУ CÒN GỌI LÀ VẢІ TU HÚ)
Cây cao lớn, lá to, phiến lá to. Khi ra hoa, chùm hoa νải từ cuống đến nụ hoa đều phủ một lớp lông đen. Trái thường chín vàо сuốі tháng 4 và đầu tháng 5. Khi chín vỏ có màu đỏ tươі, vỏ dày, hạt to, cùi mỏng và rất chuа, tỷ lệ cùi chiếm 60-65% trọng lượng quả. Loại vải này chủ уếu được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi như: Phú Thọ, Hà Tây, Tuyên Quang, Quảng Ninh…
NHÓM VẢI NHỠ
Сây tо trung bình, tán cây thường to 5-7m, dạng trứng, lá to, cây sinh trưởng khỏe, сhùm hoa không có lông đen, nhưng hoa mọc thưa hơn vải сhυa. Trái chín muộn hơn nhóm vải chua, sớm hơn nhóm vải thіều.
NHÓM VẢI NGỌT
Cây có tán hình mâm xôi cao từ 10-15m, lá nhỏ, phiến lá dàу bóng, khả năng chịu hạn tốt. Khi ra hoa chùm hoa không phủ lớp lông đen mà có màu trắng vàng, сhín сhính vụ (tháng 6). Vỏ trái mỏng, hạt nhỏ, dày cùi, tỷ lệ ăn được 70-80%, cùi thơm và ngọt hơn 2 nhóm vải trên.
- Giống vải thiều Thanh Hà
Năm 2021 là năm đầu tiên vải thiều Thanh Hà được một số doanh nghiệp đưa lên sàn thương mại điện tử như: Alibaba.com, Voso.vn, Lazada.vn, Sendo. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hình thức bán hàng này mở ra thị trường mới cho quả vải thiều Thanh Hà. Người tiêu dùng mọi miền đất nước, quốc tế sẽ biết đến vải thiều Thanh Hà một cách đầy đủ nhất và có thể đặt mua tại nhà. Nét mới của vụ vải này là tỉnh Hải Dương đã có sự quan tâm, đầu tư bao bì sản phẩm. Thay vì đóng vào thùng xốp, thùng carton thì năm nay vải đã được đựng vào hộp quà nhìn rất bắt mắt, thu hút người tiêu dùng. Tuy chỉ là một việc nhỏ nhưng trái vải thiều Thanh Hà như khoác thêm một chiếc áo mới lộng lẫy, giá trị quả vải nhờ đó cũng được nâng cao hơn. Ngoài vải thiều chính vụ, Thanh Hà còn có 3 giống vải khác chín sớm hơn, đó là vải u trứng, u hồng và tàu lai. Ba loại vải này cho thu hoạch trong tháng 5, được trồng chủ yếu ở các xã Thanh Cường, Thanh Quang, Thanh Hồng.
Vùng đất Thanh Hà (Hải Dương) xưa nay nổi tiếng với đặc sản vải thiều. Vải thiều Thanh Hà được nhân giống từ cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Đây là giống chính vụ, thời gian cho thu hoạch từ 5/6 đến 25/6. Vải thiều Thanh Hà có kích thước bé nhất trong tất cả các giống vải hiện nay. Trái vải chỉ bằng ngón chân cái, tròn và không đều trái bằng vải lai. Trái khi chín có màu đỏ tươi hơn các loại khác, gai thưa, ngắn. Thịt chắc dày, vị ngọt đậm, thơm. Khi bóc vỏ, vải thiều Thanh Hà không có nước dính tay, bên trong là một lớp cùi dày, giòn, trắng trong…
Cây vải thiều chính gốc ở Việt Nam – có cách đây gần 200 năm – đến nay vẫn còn thuộc quyền sở hữu của cụ Hoàng Văn Thu, cháu nội cụ Hoàng Văn Thành – người đã đem giống vải thiều về huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vun trồng.
- Vải thiều Lục Ngạn (giống vải Thanh Hà)
Trái vải thiều nổi tiếng khắp vùng là vải thiều Thanh Hà – Hải Dương nhưng bạn có biết cây vải lại là giống cây trồng chính và được canh tác nhiều nhất là tại Lục Ngạn – Bắc Giang?
Là giống vải chính vụ và được mọi người biết đến với tên gọi Vải Thiều Lục Ngạn, được trồng chủ yếu ở Lục Ngạn hiện nay, chiếm khoảng 90% diện tích trồng vải. Trái chín màu đỏ tươi, vỏ quả mỏng, hạt nhỏ. Cùi quả dày, có vị ngọt đượm và thơm.
Giữa tháng 6, những vườn vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã chính thức vào mùa. Trong mùa vải thiều chín rộ, các con đường chính tại Bắc Giang ngập tràn sắc vải đỏ. Không những nổi danh trong nước, vải Lục Ngạn còn được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế. Lục Ngạn đang mở rộng diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn Global Gap để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu quả vải đi các nước.
- Giống vải Hùng Long
Hùng Long là giống vải đột biến tự nhiên, được các cán bộ khoa học Viện Nghiên cứu rau quả phát hiện và chọn lọc thành công tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Trái hình tròn, hơi dài, khi chín có màu đỏ sẫm, gai thưa, nổi. Vị ngọt, hơi chua nhẹ, được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch từ 10/5 đến 20/5.
- Giống vải lai Yên Hưng
Yên Hưng cũng là giống vải lai tự nhiên được phát hiện lần đầu tiên ở thôn Mai Hòa, xã Đông Mai, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Trái hình tim, khi chín có màu đỏ vàng rất đẹp. Vị ngọt, hơi chua nhẹ. Đây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch từ 10/5 đến 20/5.
- Giống vải Bình Khê
Vải Bình Khê là giống vải lai tự nhiên có nguồn gốc tại xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trái to, hình trứng, khi chín có màu đỏ thẫm, mỏng vỏ, gai thưa, ngắn. Đây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch từ 5/5 đến 15/5.
- Giống vải U Hồng
Cũng là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương). Đây là giống chín sớm, cùng thời gian với vải lai chua. Vải chín vào giữa tháng 5 đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, đỉnh trái nhô lên nên khi bổ theo chiều dọc quả thì mép trên có hình chữ U và có màu hồng nên gọi là U Hồng), ăn ngọt ít chua.
- Giống vải Phú Hộ
Vải Phú Hộ là giống vải nhập nội từ Trung Quốc năm 1960 (có tên khác là vải Hắc Diệp – lá có mầu xanh đậm) và được trồng ở Phú Hộ thuộc tỉnh Phú Thọ. Vải Phú Hộ có 2 dạng trái: đáy nhọn, hạt lép và đáy bằng, hạt to. Vỏ đỏ thắm, trái to, ráo nước, chín sớm hơn vải Thanh Hà 5 – 7 ngày.
- Giống vải chín sớm Yên Phú
Yên Phú là giống đột biến tự nhiên được tìm thấy ở thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Trái hình tim, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp, thưa gai, vị ngọt đậm với hậu vị thanh. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ 10 – 15/5.
- Giống vải chín sớm Phúc Hòa
Nguồn gốc: Xã Phúc Hoà, huyện Tân Yên, Bắc Giang. Trái hình tim. Vị ngọt hơi chua nhẹ. Thời vụ thu hoạch từ 15 – 20/5.
- Vải thiều Bát Trang
Vải thiều Bát Trang được trồng ở xã Bát Trang, huyện An Lão, Hải Phòng. Người dân Bát Trang chủ yếu trồng 5 giống vải: trứng gai, trứng lì, u hồng, tàu lai và vải thiều. Trong đó, diện tích vải thiều lớn nhất. Do người dân nơi đây chú trọng đưa cây vải chất lượng cao vào trồng nên chất lượng vải sớm của Bát Trang ngon không kém vải sớm ở một số vùng chuyên canh trồng vải nổi tiếng khác như Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang). Vải thiều Bát Trang được đánh giá “một 9 một 10” với vải thiều Thanh Hà bởi trái mọng, to, tròn, ngọt và thơm. Trái vải ở đây được thị trường Hải Phòng và nhiều địa phương bạn rất ưa chuộng. Một phần sản lượng vải hàng năm được xuất khẩu, một phần người dân thường sấy khô, tiêu thụ được quanh năm.
(Tổng hợp)
.
.
.
.
.
.