TẾT TRUNG THU Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Thứ Hai, 20-09 2021

Tết Trung Thu là dịp lễ lớn trong năm, gia đình cùng nhau sum họp, rước đèn, phá cỗ. Ngoài Việt Nam, Tết Trung thu cũng được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…. Do khác biệt văn hóa nên mỗi nước đều có cách đón lễ hội trăng rằm theo một cách riêng biệt. Ngày lễ này ở các quốc gia có gì khác nhau? Cùng khám phá với Hong Ngoc Ha Travel qua bài tổng hợp dưới đây nhé!

 

Singapore – Tết Trung thu là ngày rực rỡ và sôi động

 

Chắc chắn không nói quá khi nhắc trung thu tại Singapore được thể hiện qua rất nhiều màu sắc. Thắp sáng đường phố, bắn pháo hoa, rước đèn, múa lân,… đều là những hoạt động đặc sắc của Trung thu Singapore trong tour châu Á. Đối với người dân quốc đảo sư tử, Trung thu là thời điểm thích hợp để giao lưu thân tình, gửi lời cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh.

.

Hong Ngoc Ha Trave

.

Nhật Bản – Tết Trung thu là lễ thưởng trăng

 

Đã từ rất lâu rồi, Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, người Nhật vẫn không bỏ qua ngày lễ Trung thu vì tại đất nước Mặt trời mọc này, các đền thờ, chùa chiền vẫn sẽ tổ chức ngày lễ để người dân có cơ hội đến tụ họp.

 

Tại xứ sở hoa anh đào, tết Trung thu có tên gọi là Tsukimi (月 見) hay Otsukimi, có nghĩa là ngắm trăng. Tín ngưỡng trước đây là một phần của hệ thống tín ngưỡng cổ xưa Thần đạo, thể hiện lòng biết ơn của người dân Nhật Bản đối với thần Mặt trăng.

 

Trong dịp này, người dân mặc trang phục truyền thống và mang đồ cúng đến đền thờ. Ở nhà họ bày biện cây cỏ lau, biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Không phải bánh Trung thu, người Nhật sẽ ăn bánh gạo tsukimi dango, khoai môn, uống trà và ngắm trăng. Ngoài ra, các món như hạt dẻ, soba, ramen,… vốn rất được yêu thích khi du lịch Nhật Bản cũng được người dân bản xứ ưa chuộng sử dụng trong ngày này. Được biết, phong tục ngắm trăng trong Tết Trung thu phổ biến ở các vùng thành thị hơn là các vùng nông thôn của Nhật Bản.

.

Hong Ngoc Ha Trave

.

Trung Quốc – Tết Trung thu là Tết đoàn viên

 

Có thể nói, Trung Quốc là quốc gia bắt nguồn của Tết trung thu. Sau đó, ngày lễ này mới được ảnh hưởng sang các quốc gia khác. Đặc biệt, ngày lễ này khi đến mỗi quốc gia đều tạo những dấu ấn nhất định và có sự thay đổi cho phù hợp với văn hóa của quốc gia đó.

 

Ở Trung Quốc, Trung thu là thời gian đoàn tụ của các gia đình, khá giống với Lễ Tạ ơn. Tết Trung thu là lễ hội quan trọng thứ hai ở Trung Quốc sau Tết Nguyên Đán. Người Trung Quốc kỷ niệm bằng cách tụ họp ăn tối, cúng rằm, thắp đèn lồng giấy, ăn bánh trung thu,…

 

Một số hoạt động được tổ chức trong dịp đặc biệt này như viết những lời chúc tốt đẹp lên đèn lồng cầu sức khỏe, mùa màng bội thu, hôn nhân, tình yêu, học hành,… Ở một số vùng quê, người dân địa phương thắp những chiếc đèn lồng bay lên trời hoặc thả đèn trôi sông mong những lời cầu nguyện thành hiện thực.

 

Trong thời hiện đại, bên cạnh các hoạt động truyền thống, nhiều người Trung Quốc gửi phong bao lì xì qua WeChat, đi du lịch trong 3 ngày nghỉ lễ để ăn mừng.

.

Hong Ngoc Ha Trave

.

Hàn Quốc – Tết Trung thu là lễ hội mừng ngày bội thu và cảm ơn tổ tiên

 

Rằm tháng 8 ở xứ sở Kim chi là những ngày nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm. Ý nghĩa của ngày này được người dân xứ Kim chi coi là biểu tượng của sự thịnh vượng. Trung Thu ở đây được gọi là lễ Chunseok (có nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng rằm đẹp nhất).

 

Khá tương đồng với Trung Quốc, dịp này người dân được nghỉ lễ 3 ngày, người xa xứ trở về quê hương, gia đình sum họp thực hiện các hoạt động cúng bái, đi tảo mộ, tặng quà nhau. Họ tạ ơn tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

 

Thông thường, vào  buổi sáng, toàn bộ gia đình Hàn Quốc sẽ được tụ họp để tiến hành toàn bộ nghi lễ tưởng niệm tổ tiên. Các món ăn được dâng lên bàn thờ chính là mebap (cơm gạo mới được thu hoạch). Đặc biệt, trong dịp này, tất cả thành viên trong gia đình Hàn đều mặc hanbok và quây quần bên nhau chuẩn bị và thưởng thức bánh Trung thu Hàn Quốc – đây là loại bánh được mọi người chế biến theo hình trăng lưỡi liềm, tượng trưng cho một mùa bội thu. Cùng với đó, người Hàn còn ăn kèm với quả hồng – một đặc sản mùa thu không thể bỏ lỡ khi du lịch Hàn Quốc .

.

Hong Ngoc Ha Trave

.

Malaysia

 

Ăn bánh trung thu, ngắm trăng và rước đèn đã là phong tục Tết Trung thu của người Hoa ở Malaysia từ bao đời nay. Những hoạt động thường thấy ở đây còn có múa lân, diễu hành xe hơi…thu hút sự quan tâm của người dân. Thủ đô Kuala Lumpur, thành phố Ipoh, Penang là những nơi tổ chức lễ hội lớn nhất vì tập trung nhiều người gốc Hoa.

.

Hong Ngoc Ha Trave

.

Thái Lan

 

Theo truyền thuyết của Thái Lan, vào đêm Trung thu, 8 vị tiên đã bay lên cung trăng để gửi những chiếc bánh hình trái đào chúc mừng sinh nhật Quan Âm bồ tát. Vì vậy mâm lễ của họ thường bao gồm nhiều loại hoa quả bánh trái nhân sầu riêng và không thể thiếu loại bánh hình quả đào. Trong đêm trăng rằm, tất cả các thành viên trong gia đình, nam nữ, già trẻ ngồi quây quần bên mâm cỗ cúng trăng và cầu mong những điều tốt đẹp.

 

Campuchia – Tết Trung thu là lễ “bái nguyệt tiết”

 

Vào ngày rằm, người dân Campuchia thường đến sớm, bắt đầu là những đồ vật bị cúng tế nhu: hoa tương,… Với phong tục này, khi trăng đã leo  đến  đầu câu sẽ giúp mọi người thành tâm bái nguyệt, cài đặt, yêu cầu xin như thế nào. Về cơ bản, tập tục này mang ý nghĩa là chầu chúc viên mãn, đẹp và no đủ, tốt đẹp.

Đánh giá bài viết
[yasr_visitor_votes]