Sự thật thú vị đằng sau văn hóa thờ dương vật tại Bhutan

Thứ Ba, 04-06 2024

Ở một vùng đất xa xôi tại Nam Á, Vương quốc Bhutan cổ kính được dãy núi hùng vĩ Himalaya bao bọc. Đất nước Phật giáo này thường được gọi là Shangri-La cuối cùng hoặc Vùng đất Rồng Sấm. Tại vương quốc bí ẩn này, vẫn lưu giữ một truyền thống lâu đời và có phần kì lạ, đó là: thờ cúng dương vật.

Hình ảnh dương vật xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng được trang trí công phu ở cửa ra vào, treo trên mái nhà, vẽ bên hông nhà, làm biển hiệu và được bán ở các quầy trưng bày quà lưu niệm dành cho khách du lịch. Các bức tranh dương vật được trang trí cầu kì, từ màu vàng tươi đến hồng pastel, đôi khi có lông hoặc được bao bọc bởi một con rồng phun lửa, một số có đôi mắt sắc nhọn và thậm chí một số còn xuất tinh. Vậy văn hóa thờ phượng bộ phận sinh dục nam khá sốc này tại sao lại xuất hiện và hòa hợp như thế nào với một đất nước có vẻ rất coi trọng truyền thống?

Nguồn gốc của văn hóa thờ dương vật tại Bhutan

Văn hóa thờ dương vật tại Bhutan bắt nguồn từ thế kỷ 15, gắn liền với sự xuất hiện của một vị Lạt ma Tây Tạng tên Drukpa Kunley.

Theo truyền thuyết, Lạt ma Drukpa Kunley đã bắn một mũi tên từ Tây Tạng để xác định vị trí mới để truyền bá giáo lý Phật giáo. Mũi tên rơi trúng gần địa điểm hiện tại của Chimi Lhakhang ở Punakha (nơi ngôi đền của ông hiện tọa lạc) và dẫn đường cho ông đến Bhutan.

Trong quá trình tìm kiếm mũi tên, ông gặp một phụ nữ trẻ tin tưởng vào lý tưởng của mình. Ông đã qua đêm với người phụ nữ đó và “ ban phước ” cho bà có con. Chimi Lhakhang hiện nay đang còn lưu giữ một cung tên cổ cùng một biểu tượng dương vật bằng ngà voi và gỗ dài 10 inch.

Sau khi đến Bhutan, Lạt ma Drukpa Kunley đã đi khắp vương quốc. Chuyến đi này giúp ông tiếp xúc với những “chuẩn mực xã hội” và quy tắc cứng nhắc của giới tăng lữ Bhutan. Với mong muốn giải phóng người dân khỏi những suy nghĩ truyền thống, ông đã lên đường truyền bá giáo lý chân chính của Đức Phật.

Những hành vi kỳ lạ đã khiến ông có biệt danh là “Đấng Sư Điên”. Ông cố tình khiến mọi người ngạc nhiên để thách thức các quy tắc cũ và lật đổ truyền thống bằng những bài thơ tục tằn, thuyết giảng trong lúc say rượu…

Văn hóa thờ dương vật tại Bhutan bắt nguồn từ thế kỷ 15
Văn hóa thờ dương vật tại Bhutan bắt nguồn từ thế kỷ 15

Ý nghĩa tinh thần của việc thờ dương vật tại Bhutan

Với mong muốn đơn giản hóa giáo lý phức tạp của Phật giáo Mật tông, Drukpa Kunley đã sử dụng hình ảnh dương vật và sức mạnh thần thánh của nó, để khuất phục tà ma, biến chúng thành thần hộ mệnh. Trong thời đại của mình, ông đã phổ biến biểu tượng dương vật và biến điều cấm kỵ thành vật bảo vệ.

Dương vật trong văn hóa Bhutan không chỉ bảo vệ con người, mà còn tượng trưng cho sự sinh sôi và có khả năng xua đuổi tà ma, ngăn chặn những năng lượng tiêu cực.

Lạt ma Drukpa Kunley, “Người điên thần thánh”, cũng được biết đến như “vị thánh sinh sản”. Ngôi đền Chimi Lhakhang, được xây dựng vào năm 1499 để tôn vinh ông, nó còn được gọi là “ngôi đền sinh sản”.

Bước vào trong đền, các bạn có thể thấy nơi đây trưng bày nhiều dương vật bằng gỗ. Ngày càng nhiều phụ nữ mới cưới và các cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ngôi chùa này để xin phước. Nhà sư chủ trì của ngôi đền sẽ dùng dương vật bằng gỗ chạm nhẹ lên đầu những người phụ nữ, để cầu mong các cặp vợ chồng có con cái khỏe mạnh.

Ngôi đền Chimi Lhakhang, được xây dựng vào năm 1499
Ngôi đền Chimi Lhakhang, được xây dựng vào năm 1499

Hình ảnh dương vật trong đời sống của người Bhutan ngày nay

Hình ảnh dương vật xuất hiện phổ biến trong cuộc sống của người Bhutan ngày nay:

Biểu tượng may mắn: Người Bhutan tin rằng vẽ hình dương vật lên nhà mới xây sẽ đem lại may mắn và xua đuổi tà ma. Điều này lý giải vì sao hình ảnh này còn xuất hiện trên biển số xe tải, tường nhà truyền thống và cả nhà cao tầng. Họ khắc gỗ thành hình dương vật treo trên cửa ra vào và dưới mái hiên, thậm chí đeo nó trên cổ để tránh tà khí và bảo vệ bản thân.

Lễ hội: Trong các lễ hội Tshechu, lễ hội tôn giáo thường niên được tổ chức ở các tu viện khác nhau trên khắp Bhutan, những vũ công mang mặt nạ Atsara đội mũ bằng vải hình dương vật. Họ múa hát xung quanh dzong (tu viện kiêm pháo đài) để giải trí cho đám đông, phô diễn những hình ảnh dương vật bằng gỗ.

Trong các lễ hội Tshechu
Lễ hội Tshechu được tổ chức ở các tu viện khác nhau trên khắp Bhutan

Nông nghiệp: Ở miền đông Bhutan, để bảo vệ mùa màng, nông dân treo dương vật bằng gỗ trên cánh đồng để xua đuổi sâu bệnh. Còn ở miền trung, người dân sẽ nhúng dương vật bằng gỗ vào chén trước khi mời rượu khách.

Lễ tân gia: Trong lễ tân gia ở vùng nông thôn Bhutan, một cô gái trinh sẽ mang đến nhà năm dương vật bằng gỗ được đặt trong giỏ tre. Giỏ tre được buộc vào một sợi dây thừng treo từ trên mái nhà xuống. Phụ nữ sẽ tập trung ở phía dưới, trong khi đàn ông trèo lên trên. Cả hai bên sau đó tham gia vào một trò kéo co vui vẻ. Cuối cùng, đàn ông treo một dương vật bằng gỗ ở mỗi góc của ngôi nhà, và đặt cái thứ năm bên trong nhà.

Năm dương vật được buộc với dao găm và sơn năm màu khác nhau, tượng trưng cho năm điều: “Dao găm trắng tượng trưng cho hòa bình, thanh tịnh và hòa hợp được đặt ở hướng tây, dao găm màu đỏ tượng trưng cho sự giàu có và quyền lực được đặt ở hướng nam, dao găm màu xanh lá cây tượng trưng cho sự bảo vệ được đặt ở hướng bắc.” Dao găm thứ năm, thường có màu xanh lam và tượng trưng cho trí thức, được đặt bên trong nhà. Việc treo những biểu tượng này được cho là để chống lại tà ma chứ không phải là biểu tượng sinh sản.

Mặc dù, hình ảnh dương vật ở Bhutan có vẻ kỳ lạ và khác biệt so với các món quà lưu niệm thông thường. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài độc đáo này là một thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của việc phá vỡ khuôn mẫu và mở rộng nhận thức để đạt được giác ngộ. Sự hiện diện của dương vật trên cột, mái nhà và thậm chí cả trong đền thờ Bhutan thách thức những quan niệm và chuẩn mực đạo đức truyền thống. Nó buộc chúng ta phải đối mặt với những điều cấm kỵ và đặt câu hỏi về những niềm tin vốn có của bản thân. Để thực sự thấu hiểu ý nghĩa của hình ảnh này, chúng ta cần vượt qua ranh giới của sự thoải mái và sẵn sàng buông bỏ những gì mình biết và cảm nhận. Đây là hành trình khám phá bản thân và thế giới quan mới, đòi hỏi sự can đảm và cởi mở. Việc chiêm ngưỡng hình ảnh dương vật ở Bhutan có thể mang đến cho chúng ta một góc nhìn mới về thế giới. Nó khuyến khích sự hoài nghi lành mạnh, thúc đẩy tư duy phản biện và mở ra cánh cửa đến với những khía cạnh mới mẻ của sự tồn tại.

Đánh giá bài viết
[yasr_visitor_votes]
789bet 77win