VẺ ĐẸP VƯỢT THỜI GIAN KINH THÀNH HUẾ

Thứ Hai, 24-05 2021

Ai đã từng có dịp một lần ghé Huế sẽ không thể không ghé qua quần thể di tích Cố Đô Huế để tìm lại những kí ức về một thời phong kiến uy quyền hoa lệ của nước ta, ngắm vẻ đẹp vượt thời gian của những công trình còn sót lại vẫn hiện hữu ở hiện tại.Trong đó Kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên bạn nhất định phải khám phá cùng Hong Ngoc Ha Travel.

 

Hong Ngoc Ha Travel

Kinh thành Huế – nơi được mệnh danh là đệ nhất kinh thành Việt Nam – là nơi quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Hiện nay, kinh thành Huế còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc, các đền đài, cung điện có giá trị văn hóa và kiến trúc đặc biệt nổi bật. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành (vòng thành ngoài) của Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832. Kinh Thành có 10 cửa chính ra vào và được thiết lập hơn 24 pháo đài để phòng thủ. Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia. Nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều lăng tẩm và các công trình lớn nhỏ khác, hình thành cụm check-in “hoài niệm trong từng bước chân” của tour du lịch miền Trung như:

  • Hoàng thành

Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Đây nơi ở của Vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Di tích bên trong Hoàng thành gồm:

Ngọ Môn – Điểm nhấn đặc trưng của lịch sử Huế

Điện Thái Hòa – biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn

Sân Đại Triều Nghi, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên.

  • Tử Cấm thành

Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803). Vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Di tích bên trong Tử Cấm thành gồm:

Duyệt Thị Đường – nơi thưởng lãm âm nhạc hoàng cung

Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đồng, Lầu Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Thái Bình Lâu.

Cùng các công trình khác như:

Kỳ Đài – Biểu tượng trung tâm của cố đô Huế

Lầu Ngũ Phụng, trường Quốc Tử Giám, Điện Long An,…

Đến nay, trải qua bao thăng trầm và biến động của thời gian, công trình kiến trúc Kinh thành Huế vẫn luôn sừng sững oai nghiêm, là một trong những địa điểm được check-in nhiều nhất tại chương trình tour trong nước, mãi là một tài sản văn hóa truyền thống và lịch sử quý báu về triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Đánh giá bài viết
[yasr_visitor_votes]